Các quy định Vận chuyển động vật

Hiện nay ở Việt Nam có các quy định khá chặt chẽ về việc vận chuyển gia súc, gia cầm.

Nhập tỉnh

Vận chuyển dê bằng xe máy ở Việt Nam

Trường hợp gia súc, gia cầm nhập vào địa bàn tỉnh, thành phố:

  • Phải có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định và được xác nhận phúc kiểm (tái kiểm tra) tại các Trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông.
  • Trong trường hợp cơ quan chức năng có hướng dẫn, quy định cụ thể về tuyến đường vận chuyển thì phải thực hiện việc vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm theo đúng tuyến đường đã quy định.
  • Đối với gia súc, gia cầm dùng để giết thịt: Khi vận chuyển đến các cơ sở giết mổ tập trung phải thông báo cho Trạm Thú y địa phương biết để kiểm tra, tháo niêm phong trước khi nhập vào cơ sở giết mổ.
  • Đối với gia súc, gia cầm dùng để chăn nuôi, làm con giống: Khi đến cơ sở chăn nuôi phải thông báo cho cơ quan Thú y địa phương biết để kiểm tra, tháo niêm phong, theo dõi và hướng dẫn các biện pháp cách ly, nhập đàn phòng dịch bệnh.

Rời tỉnh

Trường hợp vận chuyển gia súc, gia cầm ra khỏi địa bàn cấp huyện trong phạm vi tỉnh, thành phố:

  • Phải có giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển của cơ quan Thú y nơi xuất phát theo quy định; bắt buộc phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật do cơ quan thú y cấp tỉnh nơi xuất phát lô hàng cấp và thực hiện việc đóng dấu kiểm soát giết mổ lên thân thịt gia súc, gia cầm hoặc dán tem vệ sinh thú y, đánh dấu bao bì đã kiểm tra vệ sinh thú y.
  • Đối với gia súc, gia cầm dùng để giết thịt: Khi vận chuyển đến các cơ sở giết mổ tập trung, chủ cơ sở phải báo ngay cho nhân viên thú y được phân công phụ trách kiểm soát giết mổ biết để kiểm tra.
  • Đối với gia súc, gia cầm dùng để chăn nuôi, làm giống: Khi đến cơ sở chăn nuôi phải thông báo cho cán bộ phụ trách thú y cấp xã để được kiểm tra, theo dõi và hướng dẫn các biện pháp cách ly, nhập đàn.

Nội tỉnh

Trường hợp vận chuyển, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trong nội bộ tỉnh, thành phố thì Không cần Giấy phép kiểm dịch động vật đi kèm lô hàng, tuy nhiên cần lập sổ sách, ghi chép, lưu giữ thông tin để truy xuất nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật, đồng thời khai báo với cán bộ thú y cơ sở (cấp huyện) đúng số lượng, cân nặng lô hàng động vật trước khi vận chuyển và thực hiện việc đóng dấu kiểm soát giết mổ lên thân thịt gia súc, gia cầm hoặc dán tem vệ sinh thú y, đánh dấu bao bì đã kiểm tra vệ sinh thú y.

Trách nhiệm

Vận chuyển lợn bằng xe chuyên dụng ở Bình Phú, Cai Lậy, Tiền Giang

Trách nhiệm của chủ gia súc, gia cầm và chủ phương tiện vận chuyển là phải chấp hành các quy định về kiểm dịch vận chuyển của cơ quan thú y, thực hiện nộp đầy đủ phí và lệ phí, phải chịu trách nhiệm về hàng hóa vận chuyển (gồm: Nguồn gốc, chất lượng, số lượng, khối lượng, chủng loại), sử dụng phương tiện vận chuyển chuyên dùng để vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm của gia súc, gia cầm.

Trường hợp trốn tránh kiểm tra thú y khi vận chuyển nội tỉnh, không thực hiện việc đóng dấu kiểm soát giết mổ lên thân thịt gia súc, gia cầm hoặc dán tem vệ sinh thú y, đánh dấu bao bì đã kiểm tra vệ sinh thú y sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y như sẽ bị phạt tiền từ 60-70% giá trị sản phẩm động vật đối với hành vi vận chuyển, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm không có dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y, bao bì đánh dấu đã qua kiểm tra vệ sinh thú y. Biện pháp khắc phục là buộc phải kiểm tra vệ sinh thú y sản phẩm động vật. Trong trường hợp kiểm tra vệ sinh thú y không đạt yêu cầu buộc phải tiêu hủy hoặc xử lý nhiệt chuyển đổi mục đích sử dụng.

Trường hợp trốn tránh kiểm tra thú y khi vận chuyển rời khỏi, không thực hiện việc đóng dấu kiểm soát lên thân thịt gia súc, gia cầm hoặc dán tem vệ sinh thú y, đánh dấu bao bì đã kiểm tra vệ sinh thú y, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính đối với lô hàng, còn bị phạt tiền từ 6-8 triệu đồng đối với hành vi không có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật. Rồi còn bị uộc kiểm dịch lại động vật, sản phẩm động vật. Buộc tiêu hủy trong trường hợp kiểm dịch lại phát hiện động vật mắc bệnh hoặc sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc danh mục bệnh động vật phải công bố dịch.

Điều kiện

Dùng xe thô sơ vận chuyển lợn không đảm bảo điều kiện

Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm là phải đáp ứng yêu cầu về khoang chứa động vật: Phải được thiết kế, chế tạo chắc chắn, an toàn và phù hợp với việc vận chuyển động vật nhằm bảo vệ động vật trong suốt quá trình vận chuyển, có kết cấu thuận tiện cho việc bốc dỡ, kiểm tra, xử lý, vệ sinh, tiêu độc khử trùng, trước, trong và sau quá trình vận chuyển. Sàn xe vận chuyển phải được làm bằng vật liệu chắc chắn, chống thấm, chống sự ăn mòn của các chất thải, chất tẩy rửa, mặt sàn đảm bảo kín, bằng phẳng, không trơn trượt và thiết kế có khả năng thoát nước tốt.

Chiều cao của thành khoang chứa đảm bảo bảo vệ được động vật, gia súc, gia cầm không thoát ra ngoài trong quá trình vận chuyển. Khoang chứa động vật phải tách biệt với khoang chứa người điều khiển phương tiện. Khoang chứa động vật thoáng khí được thiết kế chắc chắn, an toàn và phù hợp với việc vận chuyển động vật. Có kết cấu thuận tiện cho việc bốc dỡ, vệ sinh, trước, trong và sau khi vận chuyển. Sàn xe phải được làm chắc chắn, chống thấm, chống sự ăn mòn của chất tẩy rửa, mặt sàn phải đảm bảo kín, không trơn trượt và có thiết kế thoát nước.

Yêu cầu về việc che chắn: Mui, bạt được sử dụng để hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của thời tiết khắc nghiệt và các yếu tố ngoại cảnh đối với động vật. Hạn chế ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt bằng cách che chắn mui bạt. Phải được làm từ vật liệu không thấm nước. Phải có khoảng cách nhất định với động vật đảm bảo cho động vật đứng được ở vị trí tự nhiên trong quá trình vận chuyển. Yêu cầu về việc thông khí: Phải đảm bảo sự thông khí đầy đủ, liên tục tới toàn bộ vị trí nhốt giữ động vật trong quá trình vận chuyển. Xe vận chuyển gia súc gia cầm phải đảm bảo không khí đầy đủ trong toàn bộ vị trí nhốt động vật.

Đối với phương tiện vận chuyển kín, hệ thống thông khí có thể điều chỉnh tùy theo điều kiện thời tiết bên ngoài. Một số loại xe đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu trên và chuyên dùng để vận chuyển động vật là:

  • Đối với gia súc: Xe tải 2 sàn dùng để vận chuyển các loại gia súc lớn (Đại gia súc) như trâu, bò, lừa, ngựa, lợn. Xe tải 3 sàn dùng vận chuyển những loại gia súc bé hơn (tiểu gia súc) như: dê, cừu, chó, mèo, thỏ.
  • Đối với gia cầm: được vận chuyển trên các xe tải có thùng xe thoáng khí, thường được nhốt vào các lồng nhựa, xếp chồng lên nhau.